TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ

I. Lợi ích của trị liệu ngôn ngữ

 

Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp trẻ đang gặp khó khăn trong việc nói, phát âm, giao tiếp tốt hơn và phá vỡ các rào cản do trở ngại về lời nói.

Các mục tiêu của trị liệu ngôn ngữ bao gồm cải thiện cách phát âm, tăng cường các cơ được sử dụng trong lời nói và học cách nói đúng. Trị liệu ngôn ngữ có thể được sử dụng cho nhiều vấn đề và rối loạn về ngôn ngữ khác nhau, từ những vấn đề nhỏ hơn như giọng khàn cho đến mất khả năng nói một phần do tổn thương não.

Tùy thuộc vào loại rối loạn, các phương pháp điều trị y tế hoặc tâm lý khác cũng có thể được sử dụng.

II. Khi nào trẻ cần can thiệp Âm ngữ trị liệu?

  • Trẻ em chậm nói.
  • Trẻ rối loạn ngôn ngữ/ giao tiếp.
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ rối loạn phổ tự kỷ nhưng chưa có hoặc hạn chế kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và quan hệ xã hội.

III. Ai là người thực hiện can thiệp/ trị liệu?

  • Các chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu được đào tạo cấp chứng chỉ và đủ điều kiện thực hiện công tác chuyên môn về lĩnh vực Ngôn ngữ trị liệu.
  • Các chuyên viên Âm ngữ trị liệu đang làm việc tại Hoàng Đức:
  1. Chuyên viên Nguyễn Thị Thanh Thuý – Trưởng bộ phận
  2. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai
  3. Chuyên viên Hồ Thị Thảo
  4. Chuyên viên Trần Thị Hải

IV. Tiến trình can thiệp.

 

 

V. Các chương trình và thời gian can thiệp

5.1 Chương trình phát triển ngôn ngữ (ngôn ngữ hiểu/ tiếp nhận và diễn đạt).

a) Chương trình này dành cho trẻ chậm nói, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ hiểu/ tiếp nhận và diễn đạt. Nhưng trẻ phải có kỹ năng tiền ngôn ngữ và kỷ năng chơi đùa tương đối căn bản hoặc gần phù hợp với độ tuổi.

b) Thông qua chương trình can thiệp sẽ giúp trẻ cải thiện về ngôn ngữ hiểu/ tiếp nhận (năng lực, kiến thức, hiểu thông tin qua thính giác và xử lý thông tin) và diễn đạt (sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời hoặc văn bản) để có thể giao tiếp với người xung quanh. Chương trình cũng giúp phụ huynh nắm được các mức độ phát triển ngôn ngữ hiện tại của trẻ, hiểu được khó khăn và thuận lợi của trẻ; nắm được định hướng chương trình can thiệp cho con cũng như thực hiện được một số chiến lược, kỹ thuật dạy con ở nhà để phát triển ngôn ngữ.

c) Thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 giờ), trong đó 30% số giờ can thiệp có sự tham gia của cha mẹ/ người chăm sóc.

5.2 Chương trình phát triển Âm lời nói.

a) Chương trình dành cho trẻ có vấn đề về phát âm sau khi đã qua độ tuổi ngọng sinh lý nhưng vẫn duy trì lỗi nói ngọng (sau 2 tuổi), trẻ có rối loạn về âm lời nói không rõ nguyên nhân, rối loạn âm lời nói mắc phải trong quá trình phát triển, trẻ có khe hở môi – chẻ vòm đã được phẫu thuật vá môi, vá vòm.

b) Thông qua chương trình can thiệp sẽ giúp trẻ cải thiện hơn về việc phát âm, trẻ biết chủ động hơn trong việc phối hợp với các cơ quan phát âm một cách thành thạo hơn để có thể phát âm rõ ràng, dễ hiểu, điều này giúp cho trẻ đạt được nhiều thành công hơn trong giao tiếp và các hoạt động xã hội.

c) Thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 giờ).