GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

I. Khi nào trẻ cần can thiệp giáo dục đặc biệt

– Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật học tập.

– Trẻ có nhu cầu được chỉ định bởi chuyên gia và yêu cầu của cha mẹ/ người chăm sóc.

II. Ai là người thực hiện can thiệp/ trị liệu.

– Các chuyên viên Giáo dục đặc biệt đủ năng lực thực hành.

– Các chuyên viên giáo dục đặc biệt.

  1. Phụ trách chuyên môn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức; Chứng chỉ nâng cao về lượng giá và can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
  2. 32 chuyên viên giáo dục đặc biệt đang làm việc tại trung tâm.

III. Tiến trình can thiệp.

IV. Các chương trình và thời gian can thiệp

1. Chương trình phát triển kỹ năng tiền ngôn ngữ

  • Chương trình này dành cho các trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa có hoặc hạn chế kỹ năng tiền ngôn ngữ.
  • Chương trình giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, lựa chọn, lắng nghe so với thời điểm trước khi can thiệp. Đồng thời giúp cha mẹ/ người chăm sóc có thể hiểu và nắm bắt được khả năng hiện tại của trẻ, những thuận lợi và khó khăn của trẻ đang gặp phải ở kỹ năng tiền ngôn ngữ để từ đó có thể định hướng can thiệp cho con trong thời gian từ 6 tháng, nắm được các chiến lược, kỹ thuật căn bản để can thiệp về kỹ năng tiền ngôn ngử cho trẻ tại nhà.
  • Thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 – 5 giờ), trong đó có thể không có sự tham gia hoặc có sự tham gia của của cha mẹ/ người chăm sóc.

2.Chương trình phát triển kỹ năng chơi

  • Chương trình này dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, đã có kỹ năng tiền ngôn ngữ cơ bản nhưng kỹ năng chơi còn hạn chế.
  • Thông qua chương trình sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi đùa, việc này giúp trẻ có cơ hội phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và tương tác xã hội, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ. Chương trình cũng giúp cha mẹ/ người chăm sóc hiểu và nắm được các mốc chơi đùa hiện tại của trẻ, những thuận lợi và khó khăn của trẻ đang gặp phải ở kỹ năng chơi, kỹ năng trẻ phải đạt được so với độ tuổi, ngoài ra giúp cha mẹ nắm được các kỹ thuật cơ bản can thiệp tại nhà cho con như sắp xếp không gian chơi, đồ chơi và chiến lược chơi.
  • thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 – 5 giờ), trong đó có thể không có sự tham gia hoặc có sự tham gia của của cha mẹ/ người chăm sóc.

3.Chương trình phát triển kỹ năng sống hàng ngày.

  • Chương trình này dành cho các trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa có hoặc hạn chế về kỹ năng sống hàng ngày.
  • Chương trình giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như sinh hoạt cá nhân, các sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, các kỹ năng sinh hoạt ngoài cộng đồng. Đồng thời giúp cha mẹ/ người chăm sóc có thể hiểu và nắm bắt được khả năng hiện tại của trẻ, những thuận lợi và khó khăn của trẻ đang gặp phải ở kỹ năng sống hàng ngày để từ đó có thể định hướng can thiệp cho con trong thời gian từ 6 tháng, nắm được các chiến lược, phương pháp căn bản để can thiệp về kỹ năng sống hàng ngày cho trẻ tại nhà.
  • Thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 – 5 giờ), trong đó có thể không có sự tham gia hoặc có sự tham gia của của cha mẹ/ người chăm sóc.

4. Chương trình phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ.

  • Chương trình này dành cho các trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa có hoặc hạn chế về kỹ năng kỹ năng xã hội.
  • Chương trình giúp trẻ thay đổi/cải thiện về các kĩ năng như chia sẻ, lắng nghe, giao tiếp và hợp tác giúp đỡ người khác. Đồng thời giúp cha mẹ/ người chăm sóc có thể hiểu và nắm bắt được khả năng hiện tại của trẻ, những thuận lợi và khó khăn của trẻ đang gặp phải ở kỹ năng xã hội để từ đó có thể định hướng can thiệp cho con trong thời gian từ 6 tháng, nắm được các chiến lược, phương pháp để can thiệp về kỹ năng xã hội cho trẻ tại nhà.
  • Thời gian can thiệp: 72 giờ (mỗi tuần can thiệp 3 – 5 giờ), trong đó có thể không có sự tham gia hoặc có sự tham gia của của cha mẹ/ người chăm sóc.