Để đảm bảo chất lượng can thiệp cũng như phù hợp với mục tiêu hướng tới hòa nhập tích cực cho trẻ. Trung tâm Hoàng Đức thiết kế mô hình với nhiều hình thức can thiệp phong phú, phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.
Các mô hình can thiệp:
+ CAN THIỆP BÁN TRÚ: đây là hình thức can thiệp chính của trung tâm dành cho chương trình can thiệp sớm (từ 18 tháng – 6 tuổi), kéo dài từ 7h sáng đến 17h chiều. Hình thức can thiệp này phù hợp với trẻ có mức phát triển cần nhiều thời gian can thiệp một cách liên tục để có thể hòa nhập nhanh. Hình thức can thiệp bán trú sẽ được nhóm chuyên gia đánh giá và chẩn đoán ban đầu xác định và tư vấn.
Mô hình can thiệp bán trú với 4 chuyên viên/ 15 – 16 trẻ can thiệp.
+ CAN THIỆP THEO BUỔI: Dành cho các trẻ đã có một quá trình can thiệp bán trú tại trung tâm, đã có sự ổn định về hành vi. Các trẻ này đã được học hòa nhập tại các trường mẫu giáo, đồng thời can thiệp song song chương trình đặc biệt tại trung tâm
Thời gian can thiệp theo buổi có thể sáng hoặc chiều tùy vào điều kiện của gia đình.
+ CAN THIỆP THEO GIỜ: Là hình thức can thiệp vào một giờ nhất định trong ngày (thường là ngoài giờ hành chính) dành cho các trẻ đã có thời gian can thiệp tại trung tâm, được trung tâm giới thiệu ra học hòa nhập tại các trường mẫu giáo bình thường.
Có hai đối tượng được can thiệp ngoài giờ:
Dành cho các trẻ đã được đánh giá và bộ phận Đánh giá và Giáo vụ quyết định cho can thiệp ngoài giờ vì có mức phát triển phù hợp, chỉ cần hỗ trợ một vài kỹ năng.
Dành cho các trẻ đã phát triển đến một mức độ khá sau một thời gian can thiệp ở trung tâm, được đánh giá ra hòa nhập thì sẽ tiếp tục được can thiệp theo giờ.
Các hình thức can thiệp:
+ CAN THIỆP CÁ NHÂN: là can thiệp theo hình thức 1 – 1 (một chuyên viên – một trẻ), trẻ sẽ được can thiệp bởi một nhóm chuyên viên (3 -4 người) luân phiên với thời gian từ 45 – 60 phút /một lần can thiệp.
Vì các trẻ không đồng đều về các năng lực cá nhân, nên cần can thiệp sâu hơn với chuyên viên, đồng thời mỗi trẻ sẽ được can thiệp theo một chương trình riêng.
Một bộ phận can thiệp sớm thường có 4 chuyên viên với khoảng 15 – 16 trẻ, do đó, 1 trẻ sẽ thường xuyên làm việc với nhóm 4 chuyên viên thuộc bộ phận này.
+ CAN THIỆP NHÓM: chủ yếu gồm các trẻ có trình độ tương đương với số lượng từ 2 – 4 trẻ /nhóm. Ngoài ra, cũng có các trẻ với trình độ kế tiếp nhau, để các trẻ khá hơn tác động tích cực đến các trẻ ở trình độ kém hơn.
+ CAN THIỆP TẬP THỂ (NHÓM LỚN): can thiệp theo hình thức tập trung các nhóm trẻ khác nhau vào một không gian tương tác để các trẻ tập làm quen với mô hình sinh hoạt xã hội thu nhỏ, giúp cho các trẻ có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau. Biết chờ đợi, tuân thủ luật chơi để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày.
+ CAN THIỆP TÂM VẬN ĐỘNG: qua hình thức vận động kết hợp tương tác tâm lý với thầy cô hướng dẫn và các trẻ vận động cùng, trẻ học được các kỹ năng vận động, các biểu hiện tâm lý khi vượt qua chướng ngại vật, gắng sức, khéo léo, đoàn kết…v.v.
+ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, SINH HOẠT: diễn ra hằng ngày sau giờ can thiệp. Các trẻ sẽ được hướng dẫn và chơi các trò chơi dân gian (bịt mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ, …), các trò chơi sinh hoạt (quản trò, giúp cho các trẻ có kỹ năng phản xạ.
+ HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI: định kỳ tổ chức theo tháng, quý. Các hoạt động dã ngoại như đi bơi, đi khu vui chơi, siêu thị, …v.v
+ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SINH NHẬT: theo sinh nhật các trẻ trong cùng một tháng. Hoạt động như là poster chúc mừng sinh nhật, tổ chức vui chơi tập thể, tặng quà…