CAN THIỆP BÁN TRÚ

Chương trình can thiệp bán trú là hình thức can thiệp tập trung hai buổi trong giờ hành chính theo hình thức cá nhân và nhóm. Tham gia chương trình, trẻ sẽ được đánh giá để phân trẻ vào các bộ phận có mức phát triển tương đồng, trẻ sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ và can thiệp liên tục từ hệ thống các chuyên viên đa ngành (tâm thần, phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục đặc biệt, âm ngữ trị liệu) cũng như nhân viên chăm sóc & dinh dưỡng.

I. Khi nào trẻ cần can thiệp bán trú?

  • Trẻ có rối loạn phát triển thần kinh bao gồm: khuyết tật trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn giao tiếp – ngôn ngữ ở mức vừa trở lên và không/ chưa có khả năng học hoà nhập tại các trường mầm non, tiểu học.
  • Trẻ có nhu cầu theo đánh giá của nhà chuyên môn và yêu cầu của cha mẹ.

II. Ai là người thực hiện can thiệp/ trị liệu?

  • Các chuyên viên đa chuyên ngành và nhân viên chăm sóc, hỗ trợ.
  • Trưởng Chương trình can thiệp bán trú: CN Nguyễn Thị Thanh Thuý, chuyên viên Âm ngữ trị liệu.

III. Tiến trình đánh giá & can thiệp.

 

 

IV. Các chương trình và thời gian can thiệp

Mô hình bán trú là mô hình học tập dành cho trẻ học hai buổi trong trung tâm và có giờ ăn trưa, nghỉ trưa tại trung tâm (7:00 – 17:00, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Đây là hình thức can thiệp của trung tâm dành cho chương trình can thiệp sớm (từ 18 tháng – 6 tuổi, hoặc 7 tuổi) phù hợp với trẻ có mức phát triển cần nhiều thời gian can thiệp một cách liên tục để có thể hòa nhập nhanh. Hình thức can thiệp bán trú sẽ được nhóm chuyên gia đánh giá và chẩn đoán ban đầu xác định và tư vấn.

V. Đánh giá và can thiệp bán trú

5.1 Các hình thức và thời gian can thiệp:

a) Can thiệp nhóm nhỏ dành cho khoảng 5-6 trẻ/ giờ can thiệp.

b) Can thiệp nhóm lớn: can thiệp theo hình thức tập trung các nhóm trẻ có cùng một mức độ tương đương nhau giúp cho các trẻ có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau, biết chờ đợi, tuân thủ luật chơi để ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày.

Thời gian can thiệp nhóm: 140 giờ/ tháng.

c) Đánh giá & Can thiệp cá nhân (giáo dục đặc biệt): là can thiệp theo hình thức 1 – 1 (một chuyên viên – một trẻ), trẻ sẽ được can thiệp bởi một nhóm giáo viên cá nhân luân phiên với thời gian từ 30 – 45 phút /một phiên can thiệp. Mỗi trẻ sẽ được can thiệp theo một chương trình riêng sau khi đánh giá và xây dựng chương trình.

Thời gian can thiệp cá nhân: 20 – 25 giờ/ tháng.

d) Đánh giá và can thiệp âm ngữ trị liệu (ST) khi trẻ có nhu cầu.

đ) Đánh giá và can thiệp hành vi/ tâm lý khi trẻ có nhu cầu.

e) Khám, đánh giá và can thiệp phục hồi chức năng (OT, PT) khi trẻ có nhu cầu.

f) Khám và tư vấn, điều trị sức khoẻ tâm thần khi trẻ có nhu cầu.

g) Hoat động vui chơi, sinh hoạt diễn ra hằng ngày sau giờ can thiệp. Các trẻ sẽ được hướng dẫn và chơi các trò chơi tại phòng chơi, tổ chức các trò chơi vận động

h) Hoạt động dã ngoại: định kỳ tổ chức các hoạt động dã ngoại như đi bơi, đi khu vui chơi, siêu thị ….

5.2 Tiếp cận và phương pháp can thiệp giáo dục đặc biệt.

Các chuyên viên giáo dục đặc biệt sử dụng hệ thống các phương pháp tiếp cận trong can thiệp như sau:

– Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh –  Picture Exchange Communication System (PECs).

– Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp – T reatment and education of autistic and related communication handicapped children (TEACCH).

– Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng – Applied Behavioral Analysis (ABA).

– Các phương pháp khác phù hợp với từng trẻ.

Các chuyên viên khác (tâm lý lâm sàng, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu) sẽ sử dụng phương pháp đặc thù của chuyên ngành trong can thiệp trẻ.

5.3 Mô hình các tổ can thiệp.

Mô hình can thiệp bán trú được phân thành các tổ can thiệp sớm theo mức độ phát triển của trẻ (Tổ 1 có tuổi phát triển từ 0 – 12 tháng, tổ 2 có tuổi phát triển từ 12 – 24 tháng, tổ 3 có tuổi phát triển từ 24 – 36 tháng, tổ 4 có tuổi phát triển từ 36 – 72 tháng), mỗi tổ sẽ có 10 – 16 trẻ với 4 chuyên viên can thiệp và 1 bảo mẫu chăm sóc. Việc phân vào các tổ sẽ dựa vào kết quả đánh giá phát triển và tư vấn của nhóm chuyên gia đa ngành.

VI. Chăm sóc

Ngoài các hoạt động đánh giá, can thiệp và hoạt động vui chơi hàng ngày theo mô hình đa chuyên ngành, trẻ sẽ được các nhân viên hỗ trợ và bảo mẫu chăm sóc chu đáo, đảm bảo chất lượng như một trường mầm non chất lượng cao.

Trẻ cũng sẽ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo tiêu chuẩn theo các bữa ăn: ăm chính (bữa trưa) và 2 bửa ăn dặm (9:15 và 14:00), 01 bữa xế (15:30).