Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đánh giá và can thiệp trẻ là cần phải xem xét kết quả can thiệp và mức phát triển định kỳ của trẻ. Mục tiêu của đánh giá định kỳ này là để giúp cho chuyên viên can thiệp và phụ huynh có một cái nhìn về sự phát triển của trẻ, từ đó cùng thảo luận và xây dựng các mục tiêu, hoạt động kế tiếp cho trẻ một cách hợp lý.
Tại Trung tâm Hoàng Đức, chúng tôi có hai hình thức đánh giá định kỳ: 1) Báo cáo kết quả can thiệp định kỳ 3 tháng 1 lần; 2) Sử dụng các công cụ được đánh giá phát triển ban đầu (PEP3, ABLLS, VB – MAPP,…) để đánh giá định kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét khả năng phát triển hay tiềm năng phát triển của trẻ.
Tất cả các đợt đánh giá này sau đó đều được trung tâm tổ chức 01 buổi họp phụ huynh định kỳ (3 tháng 1 lần) để trao đổi, thảo luận kết quả phát triển của trẻ.
Các bước | Nội dung/ hoạt động | Chuyên gia |
1 | Thống nhất phương án đánh giá định kỳ trong cuộc họp toàn trung do Giám đốc chỉ định.
Trên cơ sở đó rà soát lại toàn bộ phát triển của trẻ trong kỳ. Từ đó có các phương phán đánh giá phù hợp. |
Nhà chuyên môn toàn trung tâm. |
2 | Sử dụng các công cụ để đánh giá:
+ Đối với đánh giá 3 tháng 1 lần: Các chuyên viên chỉ sử dụng một bảng check list để xem xét các vấn đề phát triển của trẻ, từ đó có một báo cáo dài về tình trạng phát triển của trẻ trong kỳ. + Đối với đánh giá 6 tháng 1 lần: Các chuyên gia sử dụng các công cụ đánh giá phát triển giai đoạn đầu vào để đo lường sự phát triển của trẻ. – Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (sử dụng PEP3, ABLLS). – Trẻ chậm phát triển trí tuệ (sử dụng ABS – S2, WISC IV). – Trẻ rối loạn ngôn ngữ (sử dụng VB – MAPP). – Trẻ có vấn đề hành vi như ADHQD (Sử dụng thang Vanderbilt)
Thời gian cho một chu kỳ đánh giá phát triển ban đầu là từ 8 – 10 ngày, tùy vào sự thích nghi và đặc điểm của trẻ. |
Chuyên viên tâm lý lâm sàng làm việc cùng cha mẹ hay người chăm sóc. |
3 | Báo cáo kết quả
Dựa trên đánh giá bởi các công cụ ở trên, sau khi kết thúc chương trình đánh giá, nhà chuyên môn của Hoàng Đức sẽ viết một báo cáo dài (khoảng 5 – 10 trang A4), mô tả chi tiết về tình hình phát triển của trẻ cho đến thời điểm hiện tại (Mẫu báo cáo tùy vào công cụ đánh giá có mẫu riêng).
|
Nhà Tâm lý lâm sàng/ cha mẹ hay người nuôi dưỡng. |
4 | Họp phụ huynh định kỳ để trao đổi về kết quả phát triển của trẻ, đồng thời cùng nhau xây dựng kế hoạch can thiệp tiếp theo.
Ngoài ra, cùng thảo luận về các hoạt động và sử dụng phương pháp can thiệp cho trẻ. Nếu trẻ nào đã đạt được các mục tiêu phát triển tại lớp can thiệp mà trẻ đang theo, thì nhà chuyên môn đề nghị chuyển tiếp cho trẻ lên bộ phận tiếp theo. |
Nhà Tâm lý lâm sàng/ cha mẹ hay người nuôi dưỡng. |
Phòng đánh giá và giáo vụ